Giảm đầy hơi bằng thực phẩm
Ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrate, đường và tinh bột là nguyên nhân chính gây đầy hơi.
Ảnh minh họa
Một số lý do khác sản sinh nhiều khí trong dạ dày là mắc bệnh đường ruột, lạm dụng đồ uống có ga, thức ăn nhanh, nhai kẹo cao su và lo lắng.
Các thực phẩm giúp giảm triệu chứng đầy hơi
- Gừng hoạt động như một chất hóa học tự nhiên, kích thích các enzyme tiêu hóa chống lại khí trong dạ dày. Pha trà gừng bằng cách đun sôi một lượng nhỏ gừng trong nước. Có thể thêm chanh và mật ong để tăng hương vị.
- Trà bạc hà tăng sản xuất mật từ túi mật làm giảm lượng khí trong dạ dày, đẩy lùi chứng khó tiêu, đau bụng và ợ nóng. Rửa sạch lá bạc hà, sau đó đổ nước nóng vào lá lấy nước uống, hoặc có thể pha tinh dầu bạc hà vào nước nóng để nguội rồi uống.
Hạt thì là kích thích các tuyến nước bọt ngăn chặn sự hình thành khí dư thừa trong dạ dày và thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn. Đun sôi nước có hòa một muỗng hạt thì là. Lọc hạt lấy nước uống sau khi nước nguội.
- Nước ép lô hội (nha đam) có đặc tính chống viêm và nhuận tràng giúp giảm khí trong dạ dày, tăng cường tiêu hóa và thúc đẩy nhu động ruột. Nước ép lô hội cũng giúp giảm viêm dạ dày do đầy hơi gây ra.
- Sữa chua giàu lợi khuẩn rất tốt cho người dùng, giúp tránh các vấn đề tiêu hóa, giảm khí trong dạ dày và giúp tiêu hóa thực phẩm. Lưu ý, khi bị đầy hơi, hạn chế dùng sữa chua có hương vị hoặc chứa chất làm ngọt.
- Đu đủ chứa một loại enzyme có tên gọi là papain giúp loại bỏ tất cả các chất thải của hệ tiêu hóa, đồng thời kích thích tiêu hóa dễ dàng hơn, giảm khí trong dạ dày. Ăn đu đủ tươi hoặc làm sinh tố đu đủ.
- Nước chanh và baking soda (muối nở) là phương thuốc tuyệt vời để điều trị khí dạ dày, chứng khó tiêu, ợ chua và đầy hơi. Hòa một muỗng nước chanh và nửa muỗng muối nở vào ly nước ấm. Uống hỗn hợp này sau khi ăn.
Một số cách phổ biến khác để giảm khí trong dạ dày gồm: ăn và uống chậm, bỏ hút thuốc, tránh nhai kẹo cao su, duy trì lối sống năng động và giảm số lượng thực phẩm giàu chất béo trong chế độ ăn uống.
Theo Boldsky
- Top những loại thuốc điều trị bệnh trĩ tốt nhất hiện nay(2/2/2020)
- Dấu hiệu nhận biết viêm ruột thừa(12/1/2020)
- Bí mật về bộ não thứ hai của con người... ở bụng(19/9/2019)
- Thay đổi thói quen sinh hoạt để đẩy lùi bệnh trào ngược dạ dày(15/9/2019)
- Hệ thần kinh ruột—“Bộ não thứ hai” của cơ thể chăng?(14/9/2019)
- 10 đặc điểm của hệ tiêu hóa bạn cần biết(9/9/2019)
Các bài khác
- Phương pháp mới ngăn chặn quá trình thoái hóa sụn khớp gối(20/1/2021)
- Quá trình gấp bí ẩn của RNA(20/1/2021)
- Công dụng chữa bệnh của quả mướp(19/1/2021)
- Vi khuẩn đường ruột có nguy cơ gây ung thư vú(18/1/2021)
- Hợp chất mới ngăn chặn quá trình đọc thông tin di truyền trong ti thể để tiêu diệt các tế bào ung thư.(17/1/2021)
- Thiết bị không dây nhỏ bé giúp chống béo phì(15/1/2021)
- Thuốc Danyelza (naxitamab-gqgk) để điều trị u nguyên bào thần kinh(14/1/2021)
- Hỗn dịch Eysuvis (loteprednol etabonate) để điều trị ngắn hạn các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh khô mắt(13/1/2021)
- Mướp đắng giúp giảm nồng độ men gan(12/1/2021)
- Nhóm thực phẩm là thần dược đẩy lùi ung thư ruột(11/1/2021)