- Thiếu hụt carbohydrat.
- Hạ đường huyết do suy dinh dưỡng, do ngộ độc rượu, do tăng chuyển hóa khi bị stress hay chấn thương.
DƯỢC LỰC HỌC:
- Glucose có tác dụng hỗ trợ calo, cứ 100g Glucose cung cấp 400 kilocalo.
- Glucose là đường đơn 6 carbon, dùng tiêm tĩnh mạch để điều trị thiếu hụt đường và dịch, dùng cùng với các dung dịch điện giải để phòng và điều trị mất nước do ỉa chảy cấp, điều trị chứng hạ đường huyết, được sử dụng làm chất vận chuyển các thuốc khác.
DƯỢC ĐỘNG HỌC:
Glucose chuyển hóa thành carbon dioxyd, nước và đồng thời giải phóng ra năng lượng.
Người bệnh không dung nạp được glucose, mất nước nhược trương nếu chưa bù đủ các chất điện giải.
- Ứ nước, kali huyết hạ, hôn mê tăng thẩm thấu, nhiễm toan.
- Người bệnh vô niệu, người bệnh bị chảy máu trong sọ hoặc trong tủy sống.
- Mê sảng rượu kèm mất nước, ngộ độc rượu cấp.
- Không được dùng dung dịch glucose cho người bệnh sau cơn tai biến mạch máu não vì đường huyết cao ở vùng thiếu máu cục bộ chuyển hóa thành acid lactic làm chết tế bào não.
Phải theo dõi đều đặn đường huyết, cân bằng nước và các chất điện giải. Cần bổ sung các chất điện giải nếu cần.
Không truyền dung dịch glucose cùng với máu qua một bộ dây truyền vì có thể gây tan huyết và tắc nghẽn.
Truyền glucose vào tĩnh mạch có thể dẫn đến rối loạn dịch và điện giải như hạ kali huyết, hạ magnesi huyết, hạ phospho huyết.
Truyền lâu hoặc truyền nhanh một lượng lớn dung dịch glucose đẳng trương có thể gây phù hoặc ngộ độc nước.
Truyền kéo dài hoặc nhanh một lượng lớn dung dịch glucose ưu trương có thể gây mất nước tế bào do tăng đường huyết.
Thời kỳ mang thai:
Dùng được cho người mang thai.
Thời kỳ cho con bú:
An toàn đối với người cho con bú.
- Tiêm tĩnh mạch chậm từ 5 ml – 20 ml/ lần.
- Tiêm truyền tĩnh mạch theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
– Liều dùng thay đổi tùy theo nhu cầu của từng người bệnh.
– Phải theo dõi chặt chẽ đường huyết của người bệnh.
– Liều Glucose tối đa khuyên dùng là 500 – 800mg/kg thể trọng trong một giờ.