Điều trị sỏi thận bằng phương pháp nội khoa dùng thuốc
Thưa Bác sĩ,mẹ tôi năm nay 80 tuổi mơí đi siêu âm thì được biết hai quả thận đều có sỏi;một quả 2mm và một quả 5mm với tình trạng như vậy uống thuốc có thể tiêu sỏi được không ?hay phải đi phẫu thuật.Kính xin bác sĩ chỉ dẫn dùm .Thành thật cám ơn .
Trả lời:
Ngoài phương pháp phẫu thuật lấy sỏi cổ điển, vài thập niên qua có nhiều phương pháp chữa sỏi tiết niệu như tán sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi thận qua da, lấy sỏi nội soi sau phúc mạc... Tuy vậy phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc vẫn còn được sử dụng.
Phương pháp điều trị nội khoa sỏi gồm hai loại thuốc:
1.Thuốc điều trị cơn đau quặn thận do sỏi
Thường dùng gồm nhóm kháng viêm không steroid (diclofenac, kerolac) hay nhóm á phiện (tramadol, meperidin). Cả hai nhóm làm giảm đau quặn thận như nhau (sau khi dùng 20-30 phút). Nhóm á phiện ức chế thần kinh trung ương, làm giảm đau sớm hơn (sau khi dùng 10 phút). Nhóm kháng viêm không steroid ức chế tổng hợp chất prostaglandin, làm giảm đau tuy chậm nhưng mạnh hơn, nhất là khi dùng đường tiêm.
Trước đây, dùng chất kháng muscaric làm giảm co thắt cơ trơn niệu quản như buscopan. Ngày nay về lý thuyết thấy rằng những chất đồng vận với muscaric không gây ra co cơ trơn niệu quản; về thực hành khi dùng các chất kháng muscaric như buscopan dưới dạng riêng lẻ hay kết hợp với hai nhóm thuốc trên không thu được ích lợi gì thêm về giảm cơn đau quặn thận. Vì vậy hiện nay không dùng nữa.
Trước đây khuyên uống nhiều nước hay dùng thuốc lợi tiểu với hy vọng làm thoát sỏi ra ngoài, nhưng thực tế không thu được ích lợi; đôi khi có thể gây vỡ niệu quản, suy thận. Vì vậy khuyến cáo không được dùng.
Thuốc chẹn kênh canxi như nifedipin làm giảm co thắt cơ trơn niệu quản, giảm cơn đau quặn thận, mặt khác còn giúp tống sỏi ra ngoài. Người ta dùng nifedipin với hai mục đích này nhưng thường xếp vào nhóm thuốc tống sỏi ra ngoài (ở dưới).
2. Thuốc làm tan sỏi và tống sỏi ra ngoài
+ Thuốc làm tan sỏi:
&n
bsp;
Trước đây dùng piperazin làm cho acid uric trong nước tiểu thải dễ dàng, không kết tinh lại thành sỏi. Hiện ít dùng. Người bị bệnh gút có acid uric cao, kết tinh kết thành urat ở khớp và ở dưới da. Có nhiều thuốc làm tăng dùng tăng sự thải acid uric (như probecnic, benzbromazon, sulphipyrazon). Tuy nhiên chỉ dùng các thuốc này để chữa bệnh gút. Khi dùng, lượng acid uric trong nước tiểu tăng lên, phải uống nhiều nước (kèm natribicarbonat) để nồng độ acid uric hạ thấp, không gây kết tinh sỏi urat.
Hiện còn dùng một hỗn hợp các chất terpen (như pinen, camphen, cineol, fenchon, borneol, anethol (rowatinex) làm tan và tống sỏi ra ngoài, tăng lượng máu qua thận, tăng lượng nước tiểu, giảm viêm đường niệu.
+ Thuốc giúp tống sỏi ra ngoài
Sỏi có kích thước nhỏ dưới 5mm có khả năng tự thoát ra ngoài nhưng với thời gian dài (khoảng 40 ngày). Dùng thuốc sẽ giúp cho việc tống sỏi nhanh hơn.
Trong niệu quản, đặc biệt là cuối niệu quản có nhiều thụ thể alpha adrenegic-1 làm co thắt cơ trơn gây trở ngại cho việc thoát sỏi. Dùng thuốc chẹn canxi như nifedipin hay thuốc cản trở alpha adrenecgic-1 như tamsulosin thì sẽ giảm co thắt cơ trơn, giúp tống sỏi ra ngài .
Đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy: dùng các thuốc này tỷ lệ sỏi bị tống ra ngoài cao hơn có ý nghĩa so với không dùng thuốc hay dùng giả dược.
Ngoài phương pháp phẫu thuật lấy sỏi cổ điển, vài thập niên qua có nhiều phương pháp chữa sỏi tiết niệu như tán sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi thận qua da, lấy sỏi nội soi sau phúc mạc... Tuy vậy phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc vẫn còn được sử dụng.
Phương pháp điều trị nội khoa sỏi gồm hai loại thuốc:
1.Thuốc điều trị cơn đau quặn thận do sỏi
Thường dùng gồm nhóm kháng viêm không steroid (diclofenac, kerolac) hay nhóm á phiện (tramadol, meperidin). Cả hai nhóm làm giảm đau quặn thận như nhau (sau khi dùng 20-30 phút). Nhóm á phiện ức chế thần kinh trung ương, làm giảm đau sớm hơn (sau khi dùng 10 phút). Nhóm kháng viêm không steroid ức chế tổng hợp chất prostaglandin, làm giảm đau tuy chậm nhưng mạnh hơn, nhất là khi dùng đường tiêm.
Trước đây, dùng chất kháng muscaric làm giảm co thắt cơ trơn niệu quản như buscopan. Ngày nay về lý thuyết thấy rằng những chất đồng vận với muscaric không gây ra co cơ trơn niệu quản; về thực hành khi dùng các chất kháng muscaric như buscopan dưới dạng riêng lẻ hay kết hợp với hai nhóm thuốc trên không thu được ích lợi gì thêm về giảm cơn đau quặn thận. Vì vậy hiện nay không dùng nữa.
Trước đây khuyên uống nhiều nước hay dùng thuốc lợi tiểu với hy vọng làm thoát sỏi ra ngoài, nhưng thực tế không thu được ích lợi; đôi khi có thể gây vỡ niệu quản, suy thận. Vì vậy khuyến cáo không được dùng.
Thuốc chẹn kênh canxi như nifedipin làm giảm co thắt cơ trơn niệu quản, giảm cơn đau quặn thận, mặt khác còn giúp tống sỏi ra ngoài. Người ta dùng nifedipin với hai mục đích này nhưng thường xếp vào nhóm thuốc tống sỏi ra ngoài (ở dưới).
2. Thuốc làm tan sỏi và tống sỏi ra ngoài
+ Thuốc làm tan sỏi:
&n
Trước đây dùng piperazin làm cho acid uric trong nước tiểu thải dễ dàng, không kết tinh lại thành sỏi. Hiện ít dùng. Người bị bệnh gút có acid uric cao, kết tinh kết thành urat ở khớp và ở dưới da. Có nhiều thuốc làm tăng dùng tăng sự thải acid uric (như probecnic, benzbromazon, sulphipyrazon). Tuy nhiên chỉ dùng các thuốc này để chữa bệnh gút. Khi dùng, lượng acid uric trong nước tiểu tăng lên, phải uống nhiều nước (kèm natribicarbonat) để nồng độ acid uric hạ thấp, không gây kết tinh sỏi urat.
Hiện còn dùng một hỗn hợp các chất terpen (như pinen, camphen, cineol, fenchon, borneol, anethol (rowatinex) làm tan và tống sỏi ra ngoài, tăng lượng máu qua thận, tăng lượng nước tiểu, giảm viêm đường niệu.
+ Thuốc giúp tống sỏi ra ngoài
Sỏi có kích thước nhỏ dưới 5mm có khả năng tự thoát ra ngoài nhưng với thời gian dài (khoảng 40 ngày). Dùng thuốc sẽ giúp cho việc tống sỏi nhanh hơn.
Trong niệu quản, đặc biệt là cuối niệu quản có nhiều thụ thể alpha adrenegic-1 làm co thắt cơ trơn gây trở ngại cho việc thoát sỏi. Dùng thuốc chẹn canxi như nifedipin hay thuốc cản trở alpha adrenecgic-1 như tamsulosin thì sẽ giảm co thắt cơ trơn, giúp tống sỏi ra ngài .
Đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy: dùng các thuốc này tỷ lệ sỏi bị tống ra ngoài cao hơn có ý nghĩa so với không dùng thuốc hay dùng giả dược.
Ngay với các thuốc này, dùng phối hợp thì tỷ lệ tống sỏi ra ngoài cao hơn có ý nghĩa so với dùng mỗi thứ riêng lẻ.
Thuốc có hiệu quả cả khi sỏi có đường kính lớn hơn 5mm thậm chí có trường hợp 12mm. Dùng thuốc sớm khi sỏi còn nhỏ, hiệu quả cao hơn và an toàn hơn.
Chọn lựa phương pháp điều trị sỏi niệu căn cứ vào bản chất, kích thước, mức độ bám của sỏi vào tổ chức niệu, do thầy thuốc quyết định.
Chọn lựa phương pháp điều trị sỏi niệu căn cứ vào bản chất, kích thước, mức độ bám của sỏi vào tổ chức niệu, do thầy thuốc quyết định.
Phương pháp điều trị sỏi nội khoa có mặt thích hợp là rẻ tiền và dễ áp dụng.
Chúc bác sức khoẻ!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Chúc bác sức khoẻ!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
TAG: sỏi thậnđiều trị sỏi thậnđiều trị sỏi thận bằng phương pháp nội khoaĐiều trị sỏi tiết niệu bằng thuốcthuốc làm tan sỏi thậnthuốc giúp tống sỏi ra ngoài
- Thuốc Rowatinex trị sỏi thận
- Chế độ dinh dưỡng cho người bị sỏi thận
- Điều trị bệnh sỏi thận, viêm đường tiết niệu
- Thuốc điều trị thoát vị đĩa điệm Glusamine có gây sỏi thận?
- Tên một số loại thuốc chống tái nghiện ma túy đang có mặt trên thị trường hiện nay
- Bệnh sỏi thận và cách trị bệnh sỏi thận
Xin nhập thông tin của bạn (email được giữ kín)