Nghiên cứu Y - Dược Thứ năm, ngày 11/5/2023

Fexofenadine: Thuốc kháng histamine giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng trong bối cảnh Covid bùng phát

Nổi bật trong các dòng thuốc kháng histamine thế hệ 2, fexofenadine giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả mà lại không gây buồn ngủ. Hiểu rõ về loại thuốc này sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách an toàn và hiệu quả hơn.
Fexofenadine: Thuốc kháng histamine giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng trong bối cảnh Covid bùng phát

Fexofenadine kháng histamine không gây buồn ngủ


Được sử dụng khá phổ biến để điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở cả người lớn và trẻ em trên 6 tuổi, Fexofenadine, thành phần chính của Telfor, thuốc kháng histamin thế hệ 2 hoạt động bằng cách đối kháng đặc hiệu và chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại vi. Từ đó, giúp giảm các triệu chứng dị ứng như chảy nước mắt, nước mũi, ngứa mắt/mũi, phát ban và ngứa. 

telfor-1.jpg
Telfor (fexofenadine) điều trị hiệu quả triệu chứng viêm mũi dị ứng, không gây buồn ngủ

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường xuất hiện khi giao mùa, lâu khỏi và rất dễ tái phát. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi Covid-19 đang quay trở lại, số ca mắc cảm cúm, viêm mũi dị ứng, Covid đều tăng cao với các triệu chứng tương tự nhau như sốt, hắt hơi, sổ mũi. Chính vì thế, cần trang bị những kiến thức để vượt qua giai đoạn này.

Ở liều điều trị thông thường, fexofenadine không qua được hàng rào máu não nên không gây ngủ hay ảnh hưởng đến thần kinh trung ương. Chính vì vậy, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận sử dụng sản phẩm ngay cả đối với phi công. Đặc biệt, thuốc không gây nghiện, nghĩa là sau khi hết đợt dị ứng, bệnh nhân có thể ngừng ngay mà không cần phải giảm liều.

Fexofenadine có hai tác động chính, đó là ngăn chặn các thụ thể histamin và giảm sản xuất các thụ thể histamin. Tác dụng chống dị ứng của Fexofenadine kéo dài đến 24 giờ, đây do khả năng gắn vào thụ thể H1 tạo thành phức hợp bền vững. Chính vì vậy, sử dụng Fexofenadine giúp bệnh nhân không cần sử dụng thuốc nhiều lần trong ngày. Hiện nay, Telfor chứa hoạt chất fexofenadine của Dược Hậu Giang (DHG) đạt tiêu chuẩn JAPAN GMP có dạng hàm lượng 120mg và 180mg chỉ cần dùng 1 viên DUY NHẤT/ngày, có tác dụng kéo dài, tiện lợi, dễ dàng sử dụng và giúp bạn làm việc hiệu quả hơn bởi ít gây buồn ngủ.

telfor-2.jpg
Chỉ một viên Telfor 120mg hoặc 180mg - Đánh bay triệu chứng viêm mũi dị ứng cả ngày

Với những trường hợp bị viêm mũi dị ứng, liều thông thường để điều trị triệu chứng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi là 60mg x 2 lần/ngày hoặc 180mg, uống 1 lần/ngày. Liều cao hơn 60mg x 2 lần/ngày (có thể tăng tới 240mg x 2 lần/ngày) không làm tăng thêm tác dụng điều trị. Liều thông thường cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi là 30mg x 2 lần/ngày.
Với những trường hợp bị suy thận, cần có sự hiệu chỉnh liều theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, trong quá trình sử dụng fexofenadine, có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, buồn nôn, khó tiêu, buồn ngủ,... Những tác dụng này ít bị ảnh hưởng bởi liều dùng, tuổi tác, giới tính hay chủng tộc của người bệnh.

7 điều cần lưu ý khi dùng fexofenadine


Mặc dù được đánh giá hiệu quả cao trong điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa, trong quá trình sử dụng fexofenadine cần lưu ý những điểm sau:

Kiểm tra phản ứng dị ứng với fexofenadine

Trước khi sử dụng fexofenadin, người mắc nên kiểm tra dước xem mình liệu có bị dị ứng với loại thuốc này hay không? Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp phải các triệu chứng dị ứng nặng như: khó thở, sưng mặt, lưỡi, cổ họng, sốt,... thì cần ngưng sử dụng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ.

di-ung.jpg
Kiểm tra xem liệu bản thân có dị ứng với thuốc không? (Ảnh minh họa)

Thận trọng với người bị tim mạch

Tuy không có độc tính trên tim như tiền chất terfenadin nhưng cũng cần thận trọng theo dõi khi sử dụng fexofenadine cho những người có nguy cơ tim mạch hoặc có khoảng Q-T kéo dài từ trước.

Hiệu chỉnh liều cho người suy thận

Trên những bệnh nhân có chức năng thận suy giảm, cần cẩn trọng và hiệu chỉnh liều thích hợp vì ở những đối tượng này nồng độ thuốc trong huyết tương có thể gia tăng do thời gian bán thải kéo dài. Đồng thời, người cao tuổi (trên 65 tuổi) dễ gặp phải tình trạng suy giảm chức năng sinh lý thận cũng cần hết sức lưu ý khi dùng thuốc.

Không sử dụng thêm thuốc kháng histamin

Mỗi thuốc kháng histamin đều đưa đến những tác dụng phụ không mong muốn khác nhau nhưng lại cùng chung một cơ chế tác động. Do vậy, việc kết hợp sử dụng thêm thuốc kháng histamin không đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn mà còn làm nhân thêm những tác dụng không mong muốn với người dùng.

thuoc-ks.jpg

Không sử dụng thêm các thuốc kháng histamin khi đang dùng fexofenadine (Ảnh minh họa)

Độ an toàn với trẻ dưới 6 tuổi chưa được kiểm chứng

Độ an toàn với trẻ dưới 6 tuổi chưa được kiểm chứng lâm sàng. Do vậy, thuốc không được chỉ định cho trẻ dưới 6 tuổi. 

Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai, PNCCB

Hiện nay, chưa có nghiên cứu đầy đủ trên người mang thai, do đó chỉ nên dùng fexofenadine cho phụ nữ có thai khi lợi ích cho mẹ vượt trội hơn nguy cơ với thai nhi. Bên cạnh đó, không chắc chắn liệu thuốc có bài tiết qua sữa mẹ hay không, vì vậy cần thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú.

Ngừng sử dụng trước khi tiến hành thử nghiệm kháng nguyên trong da

Cần ngừng fexofenadine  ít nhất 24 - 48 giờ trước khi tiến hành các thử nghiệm kháng nguyên tiêm trong da.

Hiểu rõ về Telfor (fexofenadine) giúp việc chỉ định và sử dụng thuốc diễn ra hiệu quả hơn. Đặc biệt, cần hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc để hạn chế những tác dụng không mong muốn mà vẫn đảm bảo hiệu quả cải thiện tốt.
- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com