Bổ sung vitamin và khoáng chất trong các tình trạng suy nhược, thiếu máu, mệt mỏi, chán ăn, thời kỳ dưỡng bệnh, phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em trong thời kỳ phát triển, các bệnh nhân ăn kiêng hoặc mất cân đối trong chế độ điều trị.
– Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
– Người bệnh thừa vitamin A.
– Tăng calci máu hoặc nhiễm độc vitamin D.
– Vitamin B2: Clopromazin, imipramin, amitriptylin và adriamycin có thể gây thiếu riboflavin.
Rượu có thể gây cản trở hấp thu riboflavin ở ruột.
Probenecid sử dụng cùng riboflavin gây giảm hấp thu riboflavin ở dạ dày, ruột.
– Vitamin B6:Pyridoxin làm giảm tác dụng của levodopa trong điều trị bệnh Parkinson; điều này không xảy ra với chế phẩm là hỗn hợp levodopa – carbidopa hoặc levodopa – benserazid.
Pyridoxin có thể gây giảm nồng độ phenytoin và phenobarbiton trong máu ở một số người bệnh.
Pyridoxin có thể làm nhẹ bớt trầm cảm ở phụ nữ uống thuốc tránh thai.
Thuốc tránh thai uống có thể làm tăng nhu cầu về pyridoxin.
– Vitamin C: Dùng đồng thời theo tỷ lệ trên 200 mg vitamin C với 30 mg sắt nguyên tố làm tăng hấp thu sắt qua đường dạ dày – ruột
Dùng đồng thời vitamin C với aspirin làm tăng bài tiết vitamin C và giảm bài tiết aspirin trong nước tiểu.
Dùng đồng thời vitamin C và fluphenazin dẫn đến giảm nồng độ fluphenazin huyết tương. Sự acid – hóa nước tiểu sau khi dùng vitamin C có thể làm thay đổi sự bài tiết của các thuốc khác.
– Acid folic: khi dùng đồng thời với sulphasalazin: Hấp thu folat có thể bị giảm. Khi dùng đồng thời với thuốc tránh thai uống: Các thuốc tránh thai uống làm giảm chuyển hóa của folat và gây giảm folat và vitamin B12 ở một mức độ nhất định. Dùng đồng thời với các thuốc chống co giật: Nếu dùng acid folic để nhằm bổ sung thiếu folat có thể do thuốc chống co giật gây ra thì nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh có thể bị giảm.
– Vitamin B1: Hiếm gặp và thường xảy ra theo kiểu dị ứng như: ra nhiều mồ hôi, ban da, ngứa, mày đay, tăng huyết áp cấp, khó thở.
– Vitamin B6: Hiếm gặp: buồn nôn, nôn.
– Vitamin C: Hiếm gặp: Tăng oxalat – niệu, buồn nôn, nôn, ợ nóng, co cứng cơ bụng, mệt mỏi, đỏ bừng, nhức đầu, mất ngủ, và tình trạng buồn ngủ.
– Acid folic: Hiếm gặp: Ngứa, nổi ban, mày đay. Có thể có rối loạn tiêu hóa.
” Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc”.
– Thận trọng khi dùng đồng thời với các thuốc khác có chứa vitamin A , vitamin D.
– Thận trọng khi dùng cho các bệnh nhân thiểu năng cận giáp, suy chức năng thận, bệnh tim, sỏi thận, xơ vữa động mạch.
Sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú:
Thuốc dùng được cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc:
Thuốc không ảnh hưởng tới người khi lái xe hoặc đang vận hành máy móc.
Người lớn: Uống mỗi lần 1 viên, ngày 1 – 2 lần.
Trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú: Uống mỗi ngày 1 viên.